Bệnh gan là một trong nhưng bệnh phổ biến nhất hiện nay. Người ta có thể mắc bệnh gan do nhiều nguyên nhân như uống quá nhiều bia, rượu, ăn thực phẩm không đảm bảo có chứa một số các chất độc. thời buổi hiện nay phần lớn các thực phẩm đều có nguồn gốc không rõ ràng, các thực phẩm chứa rất nhiều thuốc trừ sâu, chất hóa học không tốt cho gan. Thuốc boganic cải thiện đáng kể chức năng gan giúp bạn loại bỏ chất độc một cách tốt hơn.
Các
chuyên gia tin Boganic là sản phẩm đầu tiên ở Việt Nam phối hợp ba dược liệu gồm
Artichaut (Cynara scolymus), Rau Đắng (Glinus oppositifolius) và Bìm Bìm
(Pharbitis nil) sử dụng từ lâu trong dân gian để làm thuốc chữa bệnh gan mật và
được kiểm chứng tác dụng điều trị bằng các đánh giá lâm sàng.
Thạc
sỹ Vũ Thị Thuận, đồng chủ nhiệm dự án “Nghiên cứu sản xuất thuốc bổ gan giải độc
Boganic từ dược liệu Việt Nam”, cho biết Boganic đã được thử nghiệm lâm sàng tại
Bệnh viện Ung thư Trung ương và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
Kết
quả cho thấy Boganic giúp “cải thiện rõ rệt” các triệu chứng suy giảm chức năng
gan, viêm gan, ăn kém, khó tiêu, đầy bụng, da xạm vàng, nước tiểu vàng, đau hạ
sườn phải. Nhóm nghiên cứu cho biết Boganic giúp hạ men gan với tỉ lệ lui bệnh
67% sau 10 ngày dùng.
Theo
Bộ Y tế, bệnh liên quan đến gan là một trong những gánh nặng bệnh tật lớn nhất ở
Việt Nam. Thống kê mới đây của Hội Gan mật Việt Nam cho thấy 20 triệu người Việt
trong tổng dân số 90 triệu nhiễm virus viêm gan, trong đó trên tám triệu người
bị viêm gan virus mạn tính. Với 8.000 - 10.000 ca mắc mới hằng năm, cả nước có
10-20% dân số nhiễm virus viêm gan B, 4-5% nhiễm virus viêm gan C. Hai loại
virus này là nguyên nhân chính gây tử vong cho hàng chục vạn người ở nước ta do
xơ gan và ung thư gan.
Theo
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn cầu có 350-500 triệu bệnh nhân viêm gan mạn
tính. Việt Nam là một trong chín nước tại Tây Thái Bình Dương được WHO liệt vào
các nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan đáng báo động.
Theo Bộ Y tế, bệnh liên quan đến gan là một
trong những gánh nặng bệnh tật lớn nhất ở Việt Nam
Rẻ gấp ba thuốc ngoại
Theo
các chuyên gia y tế, trung bình mỗi người Việt điều trị viêm gan hết 60-200
triệu đồng/năm và kéo dài 1-2 năm. Chi phí này rất lớn nếu biết thu nhập quốc
dân (GDP) bình quân của Việt Nam năm 2013 lên mức 1960 USD/năm, cũng chỉ tương
đương 40 triệu đồng/năm.
Tiến
sĩ Đinh Quý Lan - Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, cảnh báo điều kiện sống thấp, ô
nhiễm môi trường, thực phẩm mất an toàn, thói quen uống rượu bia nhiều và thói
quen tự sử dụng thuốc là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc các bệnh gan ở Việt Nam rất
cao.
Các
tác giả của dự án cho biết Boganic có giá thấp hơn thuốc ngoại cùng tác dụng 3-5
lần. Quy trình sản xuất Boganic ở Traphaco được các chuyên gia phản biện đề tài
năm 2010 thừa nhận đến nay vẫn là mô hình đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phương
pháp định lượng hiện đại và tiêu chuẩn hoá hàm lượng các hoạt chất bổ gan có
trong các dược liệu làm Boganic như các Polyphenol, Acid Chlorogenic, và các
Flavonoid.
Chế
phẩm từ dược liệu có nhiều ưu thế về độ an toàn, chi phí điều trị hợp lý và thân
thiện với môi trường so với chế phẩm hóa dược. Do đó, sử dụng sản phẩm có nguồn
gốc tự nhiên ngày càng phổ biến ở Việt Nam và thế giới.
Chỉ
riêng Boganic tiêu thụ ở các bệnh viện và các nhà thuốc đã đóng góp 15-20% doanh
thu của Traphaco, thương hiệu nổi tiếng nhất ngành dược Việt Nam. Doanh nghiệp
đã sử dụng hàng ngàn tấn dược liệu để chiết xuất hàng trăm tấn cao, sản xuất
hàng trăm triệu viên thuốc Boganic và đạt trên 300 tỷ đồng doanh thu mỗi
năm.
Boganic là sản phẩm bổ gan đầu tiên ở Việt Nam
phối hợp ba dược liệu nội
Nhờ Boganic, nhân dân vùng nuôi trồng, thu
hái dược liệu ở nhiều vùng sâu, vùng xa như Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình,
Phú Yên, Tây Ninh, v.v..., đều tăng thu nhập và có thêm rất nhiều việc làm mới.
Tại Lào Cai, người dân tộc thiểu số trồng Artichaut có giá trị kinh tế cao gấp
4,7 lần so với trồng lúa.
Boganic,
vì thế, còn được đánh giá góp phần giáo dục ý thức bảo tồn, phát triển tài
nguyên cây thuốc Việt Nam đang bị tàn phá nặng nề, đồng thời gìn giữ di sản tri
thức y dược học cổ truyền Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét